449 Nguyễn Văn Linh, Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội

CÁC QUY ĐỊNH VỀ VẬN TẢI HÀNG HÓA ĐƯỜNG BỘ MỚI NHẤT NĂM 2024

Nhằm mục đích điều hành, quản lý tốt hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường bộ hiện nay, Nhà nước đã đưa ra khá nhiều quy định nghiêm ngặt. Do đó, các doanh nghiệp và đơn vị vận tải cần nắm rõ những văn bản pháp lý và quy định về vận tải hàng hóa đường bộ, để thực hiện cho đúng và tránh bị bắt phạt.

QUY ĐỊNH VỀ VẬN TẢI HÀNG HÓA ĐƯỜNG BỘ CĂN CỨ THEO VĂN BẢN PHÁP LÝ NÀO?

Theo điều 64, Chương VI, Bộ luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12, ban hành ngày 13/11/2008 đã ghi rõ quy định về vận tải hàng hóa đường bộ như sau:

1. Hoạt động vận tải đường bộ sẽ gồm hoạt động vận tải không kinh doanh và hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ. Trong đó, kinh doanh vận tải đường bộ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, dựa theo quy định của Pháp luật.

2. Việc kinh doanh vận tải đường bộ sẽ gồm có kinh doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải hàng hóa.

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 64, Bộ luật Giao thông đường bộ năm 2008, có đưa ra quy định về vận tải hàng hóa đường bộ, bao gồm:

Hoạt động vận tải nhưng không mở kinh doanh Hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ (đơn vị vận tải)

Hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ chính là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, dựa theo các quy định về vận tải hàng hóa đường bộ của Pháp luật, bao gồm:

Phải sở hữu giấy phép kinh doanh vận tải đường bộ còn thời hạn. Phải sở hữu phương tiện vận tải với số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng phù hợp với hình thức kinh doanh (phương tiện kinh doanh vận tải phải được gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định của Chính phủ). Đảm bảo số lượng tài xế và nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với những phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản giấy tờ. Nhân việc phục vụ vận chuyển hàng hóa trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải đường bộ, an toàn giao thông. Không sử dụng tài xế đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề, dựa theo quy định của Pháp luật.

UY ĐỊNH VỀ VẬN TẢI HÀNG HÓA ĐƯỜNG BỘ BẮT ĐẦU TỪ NGÀY 15/02/2024

Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư số 41/2023 nhằm sửa đổi và bổ sung cho Thông tư số 35/2013, quy định về vận tải hàng hóa đường bộ ở trên phương tiện giao thông, đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/02/2024.

Đối với từng loại hàng hóa đường bộ cụ thể

Theo Thông tư số 41/2023, thì khi vận chuyển loại hàng rời thì phải sử dụng phương tiện có khoang chở hàng phù hợp, nhằm đảm bảo hàng hóa đã được che phủ chắc chắn và không bị rơi vãi ra ngoài. Hơn nữa, chiều cao tối đa của hàng hóa phải thấp hơn, so với mép trên thành thùng phương tiện.

Đối với loại hàng bao kiện, quy định về vận tải hàng hóa đường bộ mới cũng buộc các kiện hàng có khối lượng nặng hơn và có bao gói cứng, ổn định thì được sắp xếp ở phía dưới cùng. Những kiện hàng có kích thước giống với nhau sẽ được sắp xếp cùng vị trí. Nếu kiện hàng bị nghiêng hoặc xô lệch phải được xếp vào chính giữa để đảm bảo hạn chế tình trạng hàng bị xáo trộn trong quá trình vận chuyển.

Trường hợp giữa những kiện hàng có khoảng cách, thì đơn vị vận chuyển phải dùng các trang thiết bị hoặc dụng cụ chèn, lót để chống va chạm và xê dịch trong quá trình vận chuyển. Trường hợp nếu sau khi sắp xếp hàng hóa xong mà vẫn còn có khoảng trống trong thùng của phương tiện vận tải thì đơn vị vận chuyển phải tiến hành gia cố để cố định hàng hóa.

Đối với loại hàng dạng trụ, thì phải sắp xếp nằm ngang hoặc nằm chiều dọc theo độ dài phương tiện, tùy thuộc vào độ dài của hàng hóa, so với thùng hàng của phương tiện. Khi đặt hàng nằm ngang thì phải đặt vuông góc với chiều dài của phương tiện, theo quy định về vận tải hàng hóa đường bộ.

Nếu hàng dạng trụ có chiều cao nhỏ hơn hoặc bằng đường kính thùng hàng thì phải được đặt thẳng đứng, sao cho phần trục của hàng dạng trụ nằm vuông góc với mặt đáy của thùng phương tiện hoặc phải thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

Thông tư trên cũng quy định rõ, khi xếp loại hàng này phải được tiến hành chằng buộc chắc chắn vào thành của phương tiện. Hoặc phải sử dụng thùng hàng chuyên dụng, giá kê, giá đỡ có những thiết bị chêm, đế chêm hoặc máng, thiết bị chèn lót, chằng buộc và gia cố để có thể cố định ở trên sàn thùng xe. Công việc này nhằm đảm bảo chắc chắn và tránh dịch chuyển hàng hóa theo phương ngang, phương dọc và phương thẳng đứng, gâ nguy hiểm trong quá trình vận chuyển.

Đối với loại hàng dạng trụ có bề mặt trơn nhẵn, thì khi xếp chồng hàng lên nhau phải sử dụng những vật liệu đệm lót kê giữa các lớp hàng, giúp chống trơn trượt. Khi xếp hàng vào thùng container thì phải phù hợp với loại hàng hóa và những đặc tính riêng của hàng hóa đó. Ngoài ra, quy định về vận tải hàng hóa đường bộ bắt buộc chèn lót hàng hóa trong container không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển.

Khi vận chuyển hàng container thì phải sử dụng tổ hợp xe đầu kéo, kết hợp với rơ-moóc, sơ mi rơ-moóc hoặc loại xe ô tô tải có thể vận chuyển container phù hợp. Thùng container phải được lắp đặt cố định và chắc chắn với phương tiện, thông qua những cơ cấu khóa hãm, nhằm đảm bảo hàng không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển.

Quy định rõ về trách nhiệm

Thông tư cũng quy định rõ về trách nhiệm của các đơn vị vận tải, người lái xe và người áp tải khi tiến hành xếp hàng hóa trên phương tiện vận chuyển. Cụ thể, đơn vị vận tải phải tuân thủ quy trình bốc xếp hàng hóa trên phương tiện theo quy định về vận tải hàng hóa đường bộ, ghi tại Thông tư này và những Văn bản quy phạm Pháp luật khác có liên quan đến hoạt động này.

Trước khi thực hiện các bước trong quy trình vận chuyển theo quy định về vận tải hàng hóa đường bộ, đơn vị vận tải phải cung cấp đầy đủ những thông tin cho tài xế, người áp tải và người xếp hàng về: đặc điểm – tính chất của hàng hóa, kích thước và khối lượng của hàng hóa, bao kiện, khối lượng hàng hóa được phép tham gia giao thông của phương tiện vận tải, tải trọng và khổ giới hạn cho phép của đường bộ ở trên toàn tuyến đường vận chuyển. Đồng thời, đơn vị vận tải cũng chịu trách nhiệm về tính chính xác của những thông tin cung cấp.

Đối với tài xế, người áp tải, thì bên cạnh việc tuân thủ quy định về vận tải hàng hóa đường bộ ở trên phương tiện, thì trước khi thực hiện nhiệm vụ vận chuyển phải thực hiện các bước kiểm tra hàng hóa. Công việc này giúp đảm bảo hàng hóa đã được sắp xếp, che chắn, chằng buộc, gia cố và chèn lót chắc chắn, để có thể đối chiếu với những thông tin do bên đơn vị vận tải cung cấp và hướng dẫn chung của nhà sản xuất. Bước này sẽ bảo đảm phương tiện không chở vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép khi tham gia giao thông.

5 Tháng Ba, 2024

Your compare list

Compare
REMOVE ALL
COMPARE
0